Tháng 7 năm 1935, Quốc tế Cộng sản họp
Đại hội lần thứ 7 đã xác định kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân thế
giới là chủ nghĩa phát xít. Tại Pháp, Mặt trận nhân dân Pháp có Đảng
Cộng sản và Tổng Liên đoàn Lao động Pháp tham gia đã giành thắng lợi
trong cuộc bầu cử Quốc hội, mặc dù chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp đã
đưa ra nghị định ở Đông Dương có vẻ là có lợi cho công nhân, nhưng thực
tế đồng bạc hạ giá, giá cả thì cao mà lương công nhân thì không thay
đổi, đời sống của công nhân vô cùng cực khổ. Trong điều kiện ấy, công
nhân Nghệ Tĩnh càng thấy rõ chỉ có đấu tranh mới giành được sự sống,
giành được độc lập tự do.
Cuộc khủng hoảng năm 1929- 1933 đã gây
nên những ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế tư bản Pháp. So với năm 1929,
năm 1934 chỉ số sản xuất sụt 29%, năm 1935 sụt 32,6%, sản lượng công
nghiệp sụt 70%. Tổng thu nhập của ngành nông nghiệp cũng giảm một cách
nhanh chóng. Cuộc khủng hoảng đã làm công nhân bị bóc lột nặng nề hơn,
ảnh hưởng đến đời sống của họ.
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, đồng chí Nguyễn
ái Quốc, đại diện Quốc tế cộng sản đã triệu tập đại biểu của ba tổ chức
cộng sản trong nước để thống nhất và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Giai đoạn này, cuộc khủng hoảng kinh tế
của chủ nghĩa tư bản đã đến lúc nghiêm trọng, tác động dữ dội vào đời
sống của nhân dân Việt Nam và Nghệ Tĩnh. Giá cả tăng, lương giảm, đã thế
chúng còn đàn áp, chống phá cách mạng. Trước tình hình đó, các tỉnh bộ
và công hội đỏ đã lãnh đạo tổ chức công nhân Nghệ Tĩnh đứng lên đấu
tranh giành quyền sống. Ngày 13-3-1930, cuộc đình công của công nhân Nhà
máy cưa Thái Hợp; ngày 15-3, cuộc đình công của công nhân Nhà máy cưa
Lao Xiên; ngày 16-3, cuộc đình công của công nhân Nhà mày diêm, với
những yêu sách đòi tăng lương, giảm giờ làm...
Ngay từ khi ra đời, công nhân Nghệ Tĩnh
cũng như công nhân cả nước đã tiếp xúc ngay với chế độ đế quốc thực dân,
vừa sống trong mối quan hệ chủ thợ kiểu tư bản, vừa sống trong mối quan
hệ chủ tớ kiểu phong kiến. Với chế độ như vậy, công nhân Nghệ Tĩnh phải
làm việc với đồng lương chết đói, tiền công không đủ chi cho các khoản
cần phải trả, sự bóc lột hà khắc, mọi thủ đoạn thâm độc và chính sách
ngu dân của thực dân Pháp không khuất phục nổi đội ngũ công nhân Nghệ
Tĩnh trỗi dậy trong cảnh nước mất nhà tan.
Đội ngũ công nhân Nghệ Tĩnh, một bộ phận
của giai cấp công nhân cả nước được hình thành gắn liền với quá trình
khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đánh dấu bằng sự kiện ngày 20
tháng 7 năm 1885 tướng Sô-mông đem hai đại đội lính Pháp gồm 188 tên đổ
bộ vào Cửa Hội đánh chiếm Nghệ An, mở đầu cuộc lấn chiếm và khai thác
vùng đất Nghệ Tĩnh.
<< <1>>>
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Video clip
Trang Tuyền hình Lao động và Công đoàn tháng 12/2020