Dịch COVID-19
đã ảnh hưởng lớn đến đến thu nhập, đời sống, việc làm của đoàn viên và
người lao động. Do vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các
cấp Công đoàn tỉnh quan tâm thực hiện trong thời gian tới, đó là tiếp tục đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, ổn định tư tưởng để đoàn viên, người lao
động yên tâm công tác.
Tuyên truyền đến tận người lao động
Theo Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nguyễn Thị Thu Nhi, việc nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và ổn định tư tưởng người lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng quan hệ lao động ổn định và
tiến bộ tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời
gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các
buổi tuyên truyền chính sách pháp luật trực tiếp cho người lao động tại các đơn vị, doanh nghiêp phải dừng lại để thực hiện công tác phòng, chống dịch. Mặc dù các cấp công đoàn đã
nhanh nhạy tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhưng ở nhiều đơn vị,
người lao động tiếp nhận thông tin còn hạn chế, đặc biệt là những thông tin không
chính xác trên các trang mạng không chính thống dẫn đến tâm lý hoang mang, ảnh
hưởng đến đời sống, việc làm.

Truyền thông về BHXH, Luật lao động tại công ty TNHH havina-Kim liên Công ty TNHH Công ty KIDO Vinh (huyện Đô Lương) hiện có trên 3.700
lao động. Nhiều lao động, song từ nhiều năm nay, tình hình quan hệ lao động
trong doanh nghiệp khá hài hòa, ổn định, người lao động yên tâm làm việc. Chị
Nguyễn Thị Ngọc Anh,
Phó Chủ
tịch Công đoàn Công ty cho biết, mối quan hệ giữa người
lao động và doanh nghiệp càng trở nên gắn bó, hài hòa, không xảy ra tình trạng
đình công là do công đoàn và công ty thường xuyên tổ chức
các buổi tọa đàm, lấy phiếu góp ý, thông qua các tổ
trưởng, đối
thoại trực tiếp, qua đó tuyên truyền về những điểm mới trong Bộ luật Lao
động, Luật Công đoàn, Luật An toàn vệ sinh lao động… cho người lao động và chủ
sử dụng lao động. Những kiến thức về pháp luật lao động còn được tuyên truyền
thường xuyên qua hệ thống phát thanh của công ty, nội dung dễ
hiểu, dễ nhớ, có minh họa cụ thể để người lao động dễ nắm bắt. Nhờ đó,
kiến thức, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật lao động của người sử dụng lao
động và người lao động đều được nâng cao.
Chủ tịch LĐLĐ huyện Kỳ Sơn Đậu Viết Cường cho hay, việc xác định đúng nhu cầu, trình độ nhận thức của đội ngũ CNVCLĐ, đặc biệt với đội
ngũ lao động là đồng bào dân tộc thiểu số sẽ giúp công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, tránh được trình trạng
tuyên truyền thiếu trọng tâm. Cụ thể, như địa bàn huyện Kỳ Sơn, các tệ nạn xã hội là mối lo lắng
của CNVCLĐ, nên ngoài tuyên truyền pháp luật về lao động, chúng tôi đặc biệt chú
trọng việc tuyên truyền tác hại của tệ nạn ma tuý, HIV/AIDS bằng hình ảnh trực
quan, với những nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, hình thức tuyên truyền đa dạng,
phong phú như sân khấu hoá, qua kênh zalo, facebook… nên dễ lôi cuốn CNVCLĐ
tham gia hưởng ứng.
Cần đổi mới công tác tuyên truyền
Thời gian qua, LĐLĐ tỉnh luôn
xác định việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tư vấn pháp luật cho đoàn viên, người lao động
là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức công
đoàn.
Theo đó, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn đẩy mạnh các hoạt động tuyên
truyền thông qua các hình thức như: Thi tìm hiểu về pháp luật, tổ chức tập
huấn, cấp phát tờ rơi, sổ tay pháp luật, tuyên truyền tại doanh nghiệp. Bên
cạnh những phương thức tuyên truyền, giáo dục truyền thống, các cấp công đoàn
đã chủ động tiếp cận, sử dụng có hiệu quả các trang facebook, fanpage để kết
nối cộng đồng mạng xã hội rộng rãi, truyền tải những nội dung giáo dục với
thông điệp ngắn gọn, có tính tương tác cao, thu hút sự quan tâm của đoàn viên
và người lao động.
Ông Phùng Ngọc Anh, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hi-tech (thị xã Thái Hoà), cho rằng, với những doanh nghiệp tập trung đông lao động, việc đổi mới công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách rất cần thiết, mang tính lâu
dài. Với
hình thức tuyên truyền, đối thoại trực tiếp tại cơ sở là cơ hội tốt để người lao động
được tìm hiểu, trao đổi với cán bộ tư vấn về những vấn đề mình quan tâm, từ đó
trang bị thêm kỹ năng, nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của đoàn viên, người lao động,
giảm thiểu các vụ việc vi phạm pháp luật.
Theo bà Trần Thị Nguyệt - Phó Chủ tịch
Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam, hiện tại ở nhiều doanh
nghiệp chỉ có một bộ phận thường xuyên được tham gia các hội nghị, diễn đàn về
phổ biến pháp luật đã hạn chế quyền lợi được tư vấn, phổ biến pháp luật của
nhiều CNLĐ khác. Ngoài ra, với những doanh nghiệp lớn, có hàng nghìn CNLĐ thì
hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động cũng chưa
thực sự hiệu quả do khó tiếp cận với người lao động trực
tiếp. Thêm nữa, việc tiếp cận và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật Việt
Nam cho CNLĐ ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI) cũng gặp
không ít khó khăn. Bà Nguyệt cho rằng để việc tuyên truyền có chiều sâu, mang lại hiệu quả, các cấp công đoàn cần
bám sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó có phương pháp tuyên
truyền phù hợp với thực tế, nội dung cần phải súc tích, ngắn, rõ ràng, để
người lao động hiểu, nắm bắt và cùng thực hiện, tránh tình trạng hiểu sai vấn đề dẫn
đến mâu thuẫn trong quan hệ lao động.
Công tác tuyên truyền
giáo dục, vận động đoàn viên, CNVCLĐ đã được các cấp công
đoàn
triển khai trong những năm qua đạt được những kết quả. Nội dung tuyên truyền
phong phú, đa dạng, thiết thực, phù hợp với đoàn viên, người lao động. Nhiều
CĐCS đã sử dụng phương pháp tuyên truyền qua mạng xã hội rất hiệu quả, phù hợp
với xu thế phát triển chung của xã hội. Tuy nhiên để công tác phổ biến giáo dục
pháp luật cho đội ngũ CNVCLĐ thật sự hiệu quả, đạt kết
quả cao
thì cần sự chung tay góp sức của các cấp ủy đảng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan, ban, ngành. Song song đó, nhà nước tiếp tục hoàn
thiện pháp luật và các thể chế liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của
CNLĐ và tổ chức công
đoàn. Các cơ quan chức năng của nhà nước có trách nhiệm
cùng với tổ chức công
đoàn đồng cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của tất
cả các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là việc thực hiện Luật Công đoàn, Bộ
luật Lao động. Phải có biện pháp mạnh, xử lý nghiêm minh nếu doanh nghiệp vi
phạm các quy định về quyền của công đoàn, quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của người lao động - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nguyễn Thị Thu Nhi cho biết.
Hoàng Yến
|